Kinh nghiệm sơn sửa lại nhà cũ từ a- z

Sơn lại nhà cũ là một công đoạn quan trọng trong quá trình cải tạo sửa chữa nhà. Sơn nhà cần đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ và phối màu đẹp sẽ mang lại sức sống mới cho căn nhà.

Sơn lại nhà cũ

Lên kế hoạch sơn sửa lại nhà, lựa chọn màu sắc và chi phí

Thông thường tường nhà cũ đều xuất hiện nhiều vết bẩn, nứt do thời gian, tường có thể bị nghiêng do nhà lún, gây nên nứt và thấm dột, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và an toàn của người sử dụng. Do vậy vào dịp cuối năm mọi người thường hay có nhu cầu sơn sửa, cải tạo lại nhà cũ để đón năm mới hoặc nâng cao mức sống, trong đó sơn sửa lại nhà cũ là một công tác quan trọng.
Tường nhà cũ muốn sơn lại cần được vệ sinh để loại bỏ vết bẩn, bả vá lại trước khi tiến hành công đoạn sơn. Trong bài viết này những chuyên gia xây dựng, sửa nhà trọn gói tại Nội thất ANP sẽ hướng dẫn quý vị chi tiết cách sơn tường nhà cũ đơn giản, đúng kỹ thuật và đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Đón đọc bài viết liên quan:

Cách phối màu sơn nội thất đẹp

Thay đổi màu sơn cho căn bếp, hiệu quả tuyệt vời!

Kinh nghiệm sơn cửa gỗ, cửa sắt, sơn dậu sắt thép tại Hà nội

Bề mặt tường cần được xử lý trước khi sơn, đây là công đoạn rất quan trọng, nếu xử lý tốt sẽ tạo điều kiện cho lớp sơn mới bám chắc vào tường, nếu xử lý kém sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sơn và làm lãng phí sơn hơn. Qua đó, cho dù việc thi công sơn bả như thế nào, dù nhiefu hay ít, cũ hay mới, trong nhà hay ngoài nhà cũng đều bắt đầu bằng việc sử lý bề mặt.

Kinh nghiệm thi công sơn sửa nhà cũ

Xử lý bề mặt tường vôi cũ:
Sử dụng bàn chải sắt kết hợp bàn sủi chà sạch lớp vôi trên bề mặt tường thật sạch.
Sử dụng nước hay chổi sắt làm sạch bề mặt tường còn bám bụi sau khi chà.
Trong trường hợp bề mặt tường bị nấm mốc thì phải dùng dung dịch chống mốc để xử lý thật triệt để.
Để tường khô hoàn toàn rồi trét bột lên, chà nhám lại cho phẳng và làm sạch bề mặt tường trước khi tiến hành sơn lớp đầu tiên.

Sơn lại nhà cũ

Xử lý bề mặt tường sơn cũ:
Trong trường hợp bề mặt sơn tường còn tốt và không bị bong tróc, không bị mềm hoặc bong vữa thì chỉ cần làm sạch lại bề mặt rồi sơn lại đè lên.Trong trường hợp bề mặt tường đã bị bong tróc hoặc bị bở, bị mềm thì cần phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cạo bỏ toàn bộ lớp bột cũ.
Cần tiến hành làm sạch lại bề mặt sau khi đã xử lý lớp sơn tường cũ, nên rửa sạch tường bằng nước sạch và để tường khô trước khi sơn. Sử dụng dung dịch chuyên dụng vệ sinh công nghiệp (an toàn cho môi trường) để làm sạch bề mặt tường, nấm mốc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Kinh nghiệm Thi công sơn tường nhà cũ
 
Bước 1: Thi công lớp sơn lót: Sử dụng chổi hoặc con lăn thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.
Bước 2: Thi công lớp sơn phủ màu: Sử dụng chổi hoặc con lăn để thi công 02 lớp sơn phủ màu theo màu gia chủ chọn.
Lưu ý: Do bề mặt của tường đã cũ và yếu nên khi chúng ta lựa chọn sản phẩm để thi công sơn lại, khách hàng cần tìm hiểu để được tư vấn sử dụng và lựa chọn sản phẩm sơn có thương hiệu và chất lượng. Để có thể chọn lựa và phối hợp màu sắc đẹp cho nội thất mời quý vị tham khảo thêm bài viết:  Những cách phối màu sơn nội thất đẹp và sang trọng
 
Thiết kế nhà đẹp re
Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Kinh nghiệm sơn cửa gỗ, cửa sắt, sơn dậu sắt thép
icon Thay đổi màu sơn cho căn bếp? Hiệu quả tuyệt vời!
icon Cách phối màu sơn nội thất đẹp
Thiết kế nhà đẹp giá rẻ
Nội Thất ANP - Thương hiệu nội thất cao cấp