Thiêt kế nhà đẹp giá cực rẻ

Ốp lát gạch

Ốp lát gạch là một khâu đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo rất cao của người thợ để khi ốp gạch được thẳng hàng, dính chặt, không bị bong rộp và có được bề mặt gạch hoàn thiện nhất. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thi công ốp lát gạch được các nhà chuyên môn tư vấn chia sẻ:
 
1.  Kiểm tra và xử lý bề mặt ốp lát cho bằng phẳng, sạch sẽ. Nên chống thấm trước khi thi công để giúp cho gạch bám tốt vào bề mặt.
 
2.  Chỉ được lát bề mặt sau khi công trình đã hoàn thiện các công việc như thi công trần thạch cao, sơn tường trần, thi công xong phần điện, điều hòa, ánh sáng, lắp xong cửa, cầu thang…
 
3.  Nếu dùng keo để lát gạch thì nên thoa keo lên cả bề mặt cần lát và mặt sau của viên gạch để tạo được độ bám dính tốt nhất. 
 
4.  Ngay khi gạch được đặt xuống sàn lát, phải dùng tay cân chỉnh cẩn thận để các viên gạch đồng đều về khoảng cách cũng như chiều cao bề mặt. Tránh trường hợp khi đã khô nền và gạch đã cố định trên cốt tiến hành điều chỉnh vị trí. Khoảng cách tốt nhất giữa các viên gạch là 1-2mm.
 
5.  Vệ sinh vết keo vữa bám trên bề mặt gạch ngay trong quá trình thi công vì nếu bám lâu thì có thể làm cho gạch bị ố.
 
 
6.  Thời gian tốt nhất để chà ron cho gạch là 1 đêm sau khi lát gạch. Trước khi chà ron, phải đảm bảo các khe hở sạch: dùng bay mỏng và quạt hút bụi để hút sạch các vật liệu nằm trong khe.
 
7.  Tùy từng màu gạch mà chọn bột chà ron cho phù hợp. Chà tới đâu thì lau sạch tới đó. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng trét để đảm bảo các khe gạch cao bằng mặt gạch.
 
8.  Vệ sinh sàn gạch bằng nước sạch. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh và có tính ăn mòn, sẽ làm hỏng gạch hoặc mất đi độ sáng bóng của gạch.
 
9.  Sau khi lát gạch cần che phủ bảo quản mặt sàn thật kỹ.
 
10. Việc bảo vệ định kì cho bề mặt sàn phải được diễn ra thường xuyên trong quá trình sử dụng, thông thường từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào mật độ đi lại trên sàn

 

Cần lưu ý khi thi công gạch nền:

+ Sử dụng gạch, đá lát đúng tiêu chuẩn, quy cách, không bị rạn nứt hay sứt chỗ nào
 
+ Gạch lát nền, đá lát cần được làm sạch, khô ráo, không bị lẫn các tạp chất hay vôi, vữa trước khi thi công.
 
+ Đổ bê tông (không cần cốt thép) và thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3 đến 5cm là tốt nhất tránh sau này nền nhà cao hơn ảnh hưởng nhiều hạ mục như cửa và phong thủy gia chủ chọn (đối với sàn chưa có có bê tông).
 
+ Cần đầm nền để được một cốt nền tương đối phẳng và không bị sụt lún, tạo độ chắc chắn có thể đi lại trên gạch, đá lát.
 
+ Vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho mặt sàn bê tông (đối với sàn đã lát gạch men cần tạo độ nhám cho mặt sàn) trước khi cán vữa để lát gạch.
 
+ Định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay phẳng dốc (tùy vị trí lát nền)
 
+ Cán vữa trộn xi măng và cát đen theo tiêu chuẩn mác vữa sao cho bề mặt nền thật phẳng không lồi lõm. Lưu ý trộn vữa không quá nát cũng không quá khô tránh vì quá nát sẽ khiến nền bị co ngót không đều tạo bề mặt không phẳng khi vữa khô còn nếu quá khô sẽ khiến lớp vữa cán xốp gạch sau khi lát nền dễ bị ộp.
Thiết kế nhà đẹp giá rẻ
Nội Thất ANP - Thương hiệu nội thất cao cấp