Kinh nghiệm xây nhà tất tần tật từ a->z

Bạn đang có dự định xây nhà nhưng phân vân không biết bắt đầu từ đâu? Phải chuẩn bị những gì và liên hệ với những ai để có một ngôi nhà đẹp?
Kinh nghiệm xây nhà tất tần tật từ a->z
Thi công móng công trình nhà ở
 Kinh nghiệm xây nhà tất tần tật từ a->z
Thi công phần thô nhà ở

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong quá trình xây nhà. Với những kiến thức hữu ích dưới đây Nội thất ANP mong sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tủ tục những pháp lý, quy trình thi công xây dựng…Chắc chắn là bạn sẽ nắm vững từng công đoạn khi xây dựng một căn nhà cho chính mình

Bước 1: Xác định rõ ý tưởng thiết kế căn nhà - Công năng và nhu cầu sử dụng của gia đình:

- Xác định rõ ý tưởng thiết kế ban đầu: Bạn đang yêu thích với mẫu thiết kế nào được coi là phù hợp với điều kiện của mình đang có và bạn thích phong cách thiết kế mới với bối cảnh sinh động máu sắc hài hòa, không gian thoáng đãng.
- Công năng sử dụng của ngôi nhà: Nếu chỉ đơn thuần là bạn đang xây dựng ngôi nhà để ở hoặc kinh doanh hay là cho thuê…
- Nhu cầu sử dụng cơ bản của gia đình: Số lượng các phòng, vị trí khu đất, diện tích được xây dựng, đồ nội thất, đồ trang trí, không gian kho, phòng thờ, bếp nấu + phòng ăn, phòng khách…
 
 Bước 2: Làm việc với kiến trúc sư thiết kế:

- Liên hệ ngay với Nội thất ANP, làm việc với chúng tôi về trình tự thủ tục pháp lý, kỹ thuật, đề ra giải pháp thiết kế và đi theo đó là chi phí thực hiện.
- Hãy nói rõ cái bạn đang cần, những ý tưởng thiết kế, đồ vật trang trí… và hãy để việc còn lại là của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng…
- Hãy trao đổi rõ ràng, tường tận với kiến trúc sư về thiết kế kiến trúc, nội thất phù hợp với sở thích của bạn và gia đình.
- Hãy cùng trao đổi về nhu cầu sử dụng, bố trí các phòng ốc, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ cúng phù hợp với cảnh quan phong thủy.
- Bạn đã trình bày hết những điều mình mong muốn rồi sau đó bạn hãy lắng nghe tư vấn của kiến trúc sư. Nếu những yêu cầu không phù hợp về thẩm mỹ hoặc về độ an toàn thì không nên làm.
- Bạn nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng, nội thất và hạn chế can thiệp vào phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án thiết kế.
 
Bước 3: Bạn phải lên kế hoạch tài chính đầy đủ trước khi thực hiện:

- Dự toán chi phí xây dựng cơ bản cho việc xây dựng toàn bộ ngôi nhà của bạn bao gồm: Phần xây thô, phần trang trí nội thất, phần thiết bị, vv… Cách tính nhanh nhất hiện nay là theo m2 xây dựng trung bình.
- Tính toán chi phí mua sắm đồ đạc cần chuẩn bị như bàn ghế, thiết bị, máy lạnh, tủ quần áo, những thiết bị gia dụng cần thiết. Lưu ý phần thiết bị và đồ đạc không liên quan đến phần kinh phí xây dựng. Bạn nên tính toán dự trù kinh phí đầy đủ tránh gặp tình trạng sau khi xây dựng xong lại thiếu chi phí trang bị những vật liệu trang trí tạo cho căn nhà đầy đủ hơn.
- Hoạch định danh mục các chi phí và danh mục các công việc thật kỹ để hạn chế phát sinh. Hiện nay, thường các khách hàng đều có suy nghĩ xây nhà là công việc cả đời nên bao giờ cũng muốn cố thêm một chút, nên tình trạng đó mới phát sinh chi phí xây dựng. Nếu tài chính của quý vị chưa thực sự thoải mái để thực hiện, quý vị phải bám sát về chi phí đã đề ra lúc đầu để tránh phát sinh thêm. 
 
Bước 4: Lựa chọn chủng loại vật liệu xây dựng:

- Xây một ngôi nhà đẹp, chất lượng rất phụ thuộc vào chủng loại liệu xây dựng, quý vị nên chi thêm một ít tiền nữa để mua vật liệu tốt, để cho căn nhà thêm phần chắc chắn và kiên cố hơn. “Đừng vì tiết kiệm quá mức mà nhận những hậu quả không tốt đẹp".
- Vật liệu đắt tiền nhiều khi chưa phải đã đẹp và tốt. Bạn hãy biết sử dụng các loại vật liệu xây dựng đúng cách để trở thành chủ nhà thông thái.
 
Bước 5: Lựa chọn nhà thầu và giám sát quá trình xây dựng:

- Lựa chọn Nhà thầu xây dựng, phải nhiều kinh nghiệm trong nghề và đóng vai trò khá quan trọng, một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp luôn cam kết đảm bảo hoàn thành công việc và bàn giao theo đúng thời hạn.
- Quý vị nên tính toán kỹ và tìm hiểu về diện tích như thế nào, tổng cộng số tiền hợp đồng là bao nhiêu, nội dung chi tiết trong bản hợp đồng như thế nào, chất lượng sẽ ra sao. Ngoài ra, còn phải dựa trên danh mục chủng loại và giá vật liệu của nhà thầu đưa ra so sánh.
- Xem xét việc nhà thầu ký kết hợp đồng sau đó bàn giao lại cho đội thi công nhân công. Hãy luôn chọn nhà thầu tuân thủ các quy định an toàn lao động.
 
Bước 6: Tìm hiểu về quá trình thi công xây dựng:

 Khi bạn đã biết sắp xếp từng giai đoạn thi công, thì việc này sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc lập kế hoạch phân bổ tài chính và các dự định khác…
Trình tự thi công xây dựng tiêu chuẩn bao gồm:
1. Thi công phần thô
2. Thi công phần hoàn thiện.
 
Mách nhỏ cho quý vị: Sau khi mỗi một giai đoạn thi công sẽ có một đợt nghiệm thu khối lượng công việc. Với mỗi đợt nghiệm thu khối lượng sẽ tương ứng với một lần thanh toán cho nhà thầu thi công. Các đợt thanh toán khi xây nhà thường gồm:
Đợt 1: Sau khi ký hợp đồng và khởi công.
Đợt 2: Sau khi đã đổ bê tông móng, dầm.
Đợt 3: Sau khi đã đổ bê tông lửng.
Đợt 4: Sau khi đã đổ bê tông tầng 1.
Đợt 5: Sau khi đã đổ bê tông tầng 2.
Đợt 6: Sau khi đã đổ bê tông tầng 3….
Đợt 7: Sau khi đã lợp mái.
Đợt 8: Sau khi trát (đạt 80% khối lượng).
Đợt 9: Bàn giao đưa công trình đã hoàn thành vào sử dụng.
Đợt 10: Sau 3 tháng bàn giao công trình.
 
Kinh nghiệm xây nhà tất tần tật từ a->z
  Thi công phần hoàn thiện nhà ở
 
Bước 7: Những thủ tục pháp lý liên quan:
 
Chủ nhà nên cho thi công đúng theo giấy phép xây dựng để tránh tình trạng gặp rắc rối hay bị đình chỉ thi công, thậm chí bị cưỡng chế tháo dỡ và đối mặt các khoản phạt rất nặng.
1. Chuẩn bị thi công xây dựng:
- Bạn nên xem xét kỹ càng đến các yếu tố pháp lý liên quan đến căn nhà : Quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất. Các quy hoạch về lộ giới, chiều cao tổng thể, số tầng cao, khoảng lùi… trước khi đi vào công việc thiết kế.
- Vấn đề liên quan đến nhà hàng xóm như nhà liền kề có vách chung, có lối đi chung, cây xanh, hố ga thoát nước…
- Xin phép xây dựng, ngay sau khi được cấp giấy phép xây dựng, thông báo chính xác ngày khởi công với chính quyền địa phương (UBND phường) trước 07 ngày.
- Chủ nhà phải liên lạc với các cơ quan điện lực và cấp nước di dời đồng hồ điện và đồng hồ nước trước khi khởi công công trình khoảng 1 tuần.
 
* Ghi chú:Thủ tục pháp lý – xin cấp giấy phép xây dựng.

A. Các bản vẽ liên quan đến pháp lý :
Bản vẽ xin cấp phép xây dựng.
Bản vẽ hoàn công công trình.
B. Bản vẽ Phục vụ thi công xây dựng :
Bản vẽ thiết kế kiến trúc.
Bản vẽ thiết kế kết cấu.
Bản vẽ thiết kế chi tiết các cấu kiện
Caitaonhadep.vn
Thiết kế nhà đẹp re
Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Những dòng ghế văn phòng cao cấp đang được ưa chuộng nhất hiện nay
icon 3 nguyên tắc vệ sinh nhà mới xây bạn nhất định phải nắm rõ
icon Kích thước cửa nhôm xingfa chuẩn theo phong thủy
icon Công Ty Giặt Nệm Tại Nhà Uy Tín Hàng Đầu Tại Đà Nẵng
icon Hướng Dẫn Cách Pha Sơn 2 Thành Phần Chi Tiết Nhất
icon So sánh cổng nhôm đúc và sắt nghệ thuật?
icon Thép tấm là gì? Những điều bạn cần biết về nó
icon Tôn lạnh là gì? Những điều cần biết về tôn lạnh
icon Giới thiệu showroom bán đồ nội thất gia đình uy tín tại Việt Nam
icon Các loại cửa nhựa nhà vệ sinh phổ biến và cách chọn mua phù hợp
Thiết kế nhà đẹp giá rẻ
Nội Thất ANP - Thương hiệu nội thất cao cấp