7 căn bệnh lớn của ngôi nhà cũ và cách cải tạo sửa chữa

Liệt kê 7 căn bệnh của ngôi nhà cũ và cách cải tạo, sửa chữa cho ngôi nhà cũ của bạn. Bạn thử khám xem ngôi nhà cũ của bạn đang bị những bệnh gì nhé!
Nhiều chủ nhà lại thích ngôi nhà cũ hơn nhà mới vì nhiều lý do: 

Thường thì do tay nghề của thợ ngày xưa khéo hơn, ngôi nhà cũ nhiều năm đã tồn tại, kiến trúc và các chi tiết khác mang lại cá tính cho ngôi nhà, cấu trúc của ngôi nhà có thể mang lại cảm giác chắc chắn hơn.
Xem thêm bài viế liên quan:

Cải tạo sửa chữa nhà biệt thự

Thiết kế cải tạo nội thất nhà ống 50m2 trong ngõ hẻm tại Hà nội

Nhưng khi ngôi nhà đã quá cũ và đến lúc phải khôi phục hoặc cải tạo lại, những ngôi nhà cũ có thể mang đến những thách thức mới cho chủ nhà, những người chủ nhà đã chuẩn bị sẵn sàng cho các chi phí sắp tới., và thường thì tất cả mọi thứ đều đắt đỏ hơn mọi người nghĩ.


7 thách thức lớn của việc sửa chữa, cải tạo nhà cũ- làm sao để vượt qua 
Một ngôi nhà cũ, đẹp

Đôi điều khi sửa chữa, cải tạo nhà cũ của bạn
 

Không có gì lạ khi chủ nhà mường tượng về chi phí sẽ bỏ ra, nhưng số họ nghĩ được thường chỉ bằng một nửa so với những gì thực sự họ cần phải chi tiêu. Có một sự khác biệt đáng kể về giá giữa việc cải tạo lại ngôi nhà so với việc xây mới, chi phí cải tạo nhiều khi tốn kém hơn xây nhà mới.

Sửa chữa nhà dẫn đến sự thay đổi nội thất hoặc mặt tiền của ngôi nhà, có thể cần phải xin giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà để tránh công trình bị tạm dừng trong quá trình thi công vì không có giấy phép. Điều này làm bạn tốn thêm thời gian và chi phí.
 
Bất kỳ khi nào bạn cần sửa chữa, cải tạo nhà cũ bạn nên tìm kiếm một công ty thiết kế thi công sửa nhà để được tư vấn tận tình. Nếu bạn tự làm có vẻ như sẽ tiết kiệm, nhưng trong trường hợp xấu nhất khi công trình không được hoàn thành đúng kỹ thuật sẽ làm giảm giá trị của ngôi nhà đi rất nhiều.

Vì chúng tôi là một công ty thiết kế thi công xây dựng, chúng tôi có nhiều lời khuyên dành cho bạn từ lúc hình thành ý tưởng sửa nhà đến khi thi công hoàn thành công trình của bạn. Có hai điều quan trọng nhất khi sửa nhà đó là ý tưởng thiết kế và ngân sách thực tế bạn có thể chi trả. Nhiều khi dự án không bao giờ được xây dựng vì thiết kế quá đẹp nhưng tốn tiền hơn quá nhiều so với số tiền mà chủ nhà có. 

Căn bệnh số 1: Nước bị rò rỉ và thấm 
Theo ý kiến của tôi thì rò rỉ nước là kẻ thù số 1 của nhà cũ, rò rỉ nước khiến trần, tường ngôi nhà bị nấm mốc, sau đó là vi khuẩn và cuối cùng là nhà bị mối mọt tấn công. Những thứ đó là hỏng các ngôi nhà ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Một bức tường bị ẩm mốc có thể khiến việc sửa chữa gặp khó khăn và tốn nhiều tiền của chủ nhà. Tôi thường khuyên chủ nhà dành ra 20% chi phí phát sinh để dự phòng trong trường hợp ngôi nhà bị rò rỉ nước và thấm.

Căn bệnh số 2: Vết nứt trên trần
Những ngôi nhà cũ có thể đã được xây dựng rất tốt nhưng nền móng của chúng thường không thể chịu đựng được thử thách của thời gian. Điều đó dẫn tới ngôi nhà bị nghiêng, lún tạo ra các vết nứt trên trần, tường hay trên mái nhà. Đặc biệt, những ngôi nhà xây từ 40 hoặc 50 năm trước thường không có chất chống thấm trên mái nên bây giờ đã bịt nứt gây nên thấm dột trầm trọng. Khi bị nứt chúng ta sẽ xử lý bằng cách bịt, trám các vết nứt nhưng quan trọng nhất là phải tạo độ dốc lớn cho nước thoát nhanh, tránh gây hiện tượng ứ đọng dẫn tới bị thấm.

Căn bệnh số 3: kim loại Chì trong vật liệu xây dựng cũ
Có 2 nguồn chì nguy hiểm tiềm tàng trong một ngôi nhà cũ là : Ống nước kim loại chứa chì và sơn nội, ngoại thất chứa chì
Ngay cả sau khi các ống nước kim loại có chì được thay thế bằng những ống nước bằng nhựa hiện nay, các ống nước bằng kẽm vẫn chứa chì. Khi sửa nhà cũ nên thay các đường ống nước cũ bằng đường ống nhựa hiện đại
Thêm nữa, sơn chứa chì là một nguy hiểm tiềm tàng trong quá trình bạn sử dụng ngôi nhà của mình. Tốt nhất là nên cạo lớp sơn cũ để sơn lớp sơn mới hiện đại và chất lượng tốt nhất.

Căn bệnh số 4: Hệ thống điện bị hỏng hóc
Khi ngôi nhà cũ của bạn được xây dựng, rất có thể các ổ cắm điện đã không được thi công đúng kỹ thuật. Điều quan trọng bây giờ là bạn phải kiếm tra chúng, hãy nhờ thợ điện kiểm tra cho chính xác.
Có khả năng là bạn cũng phải thay lại hệ thống điện để nâng cấp công suất ban đầu lên. Hệ thống điện mới sẽ được tính toán để chạy các thiết bị hiện đại như máy rửa chén, máy sấy tóc, điều hòa không khí..vv..
Đầu tư vào hệ thống điện mới giúp bạn yên tâm sử dụng trong tương lai, thông thường chi phí làm lại điện sẽ tốn khoảng 25% ngân sách sửa nhà của bạn.

Căn bệnh số 5: Vật liệu làm nhà có chứa Amiăng
Đằng sau những bức tường của ngôi nhà, dưới tầng hầm hoặc trên mái nhà, có thể các vật liệu có chứa aminăng. Chất này chứa chất độc và có thể thải ra không khí dưới dạng bụi độc hại thường thấy trong các vật liệu cách điện hoặc tấm lợp mái. Cách duy nhất là bạn phải dỡ bỏ các hạng mục có chứa amiang và làm mới lại.

Căn bệnh số 6: Cửa sổ bị hỏng
Các cửa sổ cũ bị hỏng do thời gian dài sử dụng, cửa bị sệ cánh, vỡ kính vv.. Điều kỳ lạ là các cửa sổ cũ thường có kiểu cách cầu kỳ và tốn kém hơn các loại cửa sổ mới được thiết kế theo lối đơn giản và hiện đại ngày nay. Nếu cửa sổ cũ bị hỏng, không còn khít thì nước mưa sẽ thấm vào nhà, bạn nên thay cửa sổ mới bằng nhôm kính hoặc đóng mới bằng gỗ.

Căn bệnh số 7:  Nguồn nước, bể nước và bể phốt
Chủ nhà thường không biết những gì xảy ra với nguồn nước, bể nước và bể phốt cho đến khi đào bới để cải tạo, sửa chữa nhà. Ở các ngôi nhà cũ bể nước, bể phốt có thể đã bị nứt gây thất thoát nước hoặc nguồn nước có thể không được sạch sẽ do bị đọng nhiều bùn nơi ống cấp nước.

Tác giả Kts. Nguyễn Đức Chuẩn- Ceo. Nội thất ANP
 
Thiết kế nhà đẹp re
Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
icon Cải tạo nhà cấp 4 cũ thành mới đẹp cần lưu ý những gì?
icon 3 bước cải tạo nhà cấp 4 thành biệt thự mới đẹp
Thiết kế nhà đẹp giá rẻ
Nội Thất ANP - Thương hiệu nội thất cao cấp